Tôn vinh Lý Quốc Sư

Đức Thánh Nguyễn

Đền Thánh Nguyễn trên quê hương ông - Gia Viễn - Ninh Bình.

Là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý, là ông tổ của nghề đúc đồng... Nguyễn Minh Không được tôn là đức Thánh Nguyễn bên cạnh chức danh Quốc sư triều Lý. Dân gian có câu:[14]

Đại Hữu sinh VươngĐiềm Dương sinh Thánh.

Trong hai câu ca trên thì Vương chỉ Đinh Tiên Hoàng, Thánh chỉ Nguyễn Minh Không. Hai ông được sinh ra ở hai làng liền kề nhau thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

Tại núi Dương Sơn có chùa Lạc Khoái xã Gia Lạc (Gia Viễn, Ninh Bình) còn câu đối:

Điềm Xá chung linh sinh Nguyễn thánhHoa Lư dục tú xuất Đinh Hoàng.

Trong tín ngưỡng Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng có 4 vị thần trong nhóm Tứ bất tử đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa. Tuy nhiên, thực tế các vị thánh trong Tứ bất tử từng được ghi chép còn có Lý Quốc Sư.[15]

"Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào".[17]

Thần Khổng Lồ

Các truyền thuyết về tổ nghề đúc đồng thường cho rằng thần Khổng Lồ trong dân gian Việt Nam là tục danh nhà sư Nguyễn Minh Không, hiệu Không Lộ, một cao tăng đời Lý có tài biến nhỏ thành to. Ông lấy đất sét nặn thành khuôn rồi rót đồng chảy vào, chế thành những món đồ dùng như mâm, hũ đến tượng Phật. Cũng theo truyền thuyết, Quốc sư Minh Không khi tu thiền đắc đạo có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông.[4]

Kho tàng văn hóa dân gian Ninh Bình còn lưu giữ nhiều câu chuyện truyền thuyết về thần Khổng Lồ như "Ông Khổng Lồ gánh núi", "Ông Khổng Lồ bắt lươn", "Núi Đó và lò nước của ông Khổng Lồ", "Sự tích núi Kẽm Đó", "Sự tích núi Con Mèo" gắn với hàng loạt di tích liên quan đến sư Minh Không ở đây như: núi Dương Sơn, núi Đồng Cân, núi Đầu Rau, núi Nút Đó, suối Canh Gà,[18]... Ở khu di tích phòng tuyến Tam ĐiệpTam Điệp ngày nay có Kẽm Đó - Ải Cửu Chân vốn là một dãy núi, nhìn từ xa mạch núi khép kín dần, giống như cái đó bắt cá nên có tên là Kẽm Đó hay Lỗ Đó. Phía Bắc đèo Tam Điệp, đường Thiên Lý cổ len qua một "cửa ải", hai bên mạch núi đá vôi liên tiếp và khép kín lại, chừa một lối đi như miệng đó đơm cá khổng lồ mà truyền thuyết cho rằng thần Khổng Lồ Nguyễn Minh Không đã đơm đó bắt cá ở đó. Đây là cửa ải ngăn cách giữa hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xưa thời thuộc Hán. Cửa ải này án ngữ con đường Thiên Lý ra Bắc vào Nam.

Sách Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược viết: "Sư Nguyễn Chí Thành quê ở Điềm Xá Gia Viễn thường câu cá tại núi Tai Mèo, rồi chèo thuyền ra cửa biển Thần Phù, để thẳng đến Tây Chân đi bán, thường gánh đá một bên cho cân với cá, đi đường đá bị rơi sư đạp viên đá ra viên đá vỡ còn dấu tại xã Liên Tỉnh xã Tương Đông".[19]

Theo truyền thuyết Khổng Minh Không, tổ nghề đúc đồng và sự tích Trâu Vàng hồ Tây thì quốc sư Minh Không còn có pháp danh khác là Khổng Lồ cũng chữa khỏi bệnh cho vua phương Bắc. Khi vua trả ơn, hỏi muốn lấy gì, ông chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Và thế là tất cả kho đồng của vua phương Bắc đều chui vào tay nải của ông trước sự kinh ngạc của triều đình. Ông lại thả nón tu lờ làm thuyền bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long ông đúc thành chuông. Đồng đen là mẹ vàng, nên khi thỉnh chuông này, con trâu vàng bên phương Bắc nghe tiếng mẹ, chạy vùng sang đến chỗ là hồ Tây bây giờ nó giẫm đất sụt thành hồ, và ẩn luôn dưới đó. Do vậy có tên là hồ Trâu Vàng.[20][21]

Việc thần hóa Nguyễn Minh Không thành vị thần Khổng Lồ là một mô típ độc đáo trong nền văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở châu thổ sông Hồng. Thần Khổng Lồ Nguyễn Minh Không được xây dựng từ những mảnh vụn huyền thoại, được lịch sử hóa một quốc sư tài danh để trở thành một ông Khổng Lồ có yếu tố của một anh hùng văn hoá. Từ sự tích thần Khổng Lồ có thể thấy sự đan xen các lớp văn hoá, tín ngưỡng khó có thể nhận ra từng yếu tố, đâu là những mảnh vụn huyền thoại được thần thoại hoá, lịch sử hóa, tín ngưỡng thờ thần linh nông nghiệp, thần đánh cá, thờ Tổ nghề và lớp văn hóa Phật giáo để tôn vinh một quốc sư trở thành một vị Thánh bất tử.

Ông tổ nghề đúc đồng

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không được những địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên Xá,[22] Tống Xá[23]Ý Yên, lễ hội chợ Viềng (Nam Định); phố nghề Ngũ Xã, phố Lò Đúc (Hà Nội) [24]; Đình làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa)[25], các làng nghề đồng Châu Mỹ, Long Thượng, Đông Mai (Hưng Yên) và Đào Viên, Điện Tiền (Bắc Ninh) đều thờ và tôn vinh ông là ông tổ đúc đồng.[26]

Truyền thuyết ở làng quê gốc Đề Cầu kể rằng: quốc sư Minh Không tu ở chùa Phả Lại, huyện Quế Dương (Bắc Ninh). Ngoài việc thờ cúng, nhà sư còn thường xuyên luyện đất sét nặn khuôn các đồ thờ tự như cây đèn, cây nến, lư hương, đỉnh… và cả những vật dụng gia đình như nồi, mâm, chậu… đem phơi khô sau nấu đồng đổ vào đúc. Giúp việc nhà sư có hai chú tiểu là Phạm Quốc Tài người làng Đề Cầu (Bắc Ninh) và Trần Lạc người làng Đông Mai (Hưng Yên). Khi hai chú tiểu thạo nghề nhà sư cho về quê truyền lại cho dân làng mở phường đúc. Ở đền thờ tổ nghề tại Đề Cầu ngoài tượng Không Lộ thiền sư còn có tượng 2 chú tiểu Phạm Quốc Tài và Trần Lạc.[27]

Một số nơi như làng nghề đúc đồng Đông Sơn, Thanh Hóa và đền thờ sư tổ nghề đồng ở số 5 phố Châu Long – Hoàn Kiếm[28] thì Tổ sư nghề đúc đồng là ông Khổng Minh Không. Trong các tài liệu lịch sử không có tên Khổng Minh Không. Dân gian đã hòa nhập thần Khồng Lồ vào Nguyễn Minh Không làm một thành Khổng Minh Không và coi ông là tổ sư nghề đồng của Việt Nam.

Theo truyền thuyết dân gian một số vùng ở Nam Định và Thái Bình, Thánh Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không hầu như được đồng nhất với nhau trong một thánh Không Lộ[29][30][31]. Một số tư liệu, thư tịch cổ cũng cho rằng Nguyễn Minh Không, húy Chí Thành, hiệu Không Lộ và Không Lộ chỉ là tên ngôi chùa mà nhà sư Minh Không từng ở.[32] Sách "Lĩnh Nam chích quái" chép rằng "chùa Không Lộ ở làng Giao Thủy có nhà sư Minh Không". Có ý kiến rằng Dương Không Lộ thực chất là tên lấy theo họ mẹ của Minh Không ghép với hiệu Không Lộ.

Một số tư liệu, thư tịch cổ và ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là người khác biệt, có tiểu sử rõ ràng, cả hai ông đã từng chữa khỏi bệnh cho vua.[33] Tuy nhiên, tài liệu quan trọng và đầy đủ như Đại Việt sử ký toàn thư lại hoàn toàn không có nhân vật Dương Không Lộ, chỉ thấy 3 đoạn ghi chép về đại sư Minh Không.[34]

Hơn nữa, theo sách "Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược" (Phòng Địa chí - Thư viện tỉnh Nam Định chế bản) tại trang 146, trong mục chùa Keo thì: Không Lộ tên chính là Nguyễn Chí Thành người xã Điềm Xá huyện Gia Viễn cùng Nguyễn Viết Y người xã Loa Điền Hải Thanh kết bạn với nhau, Chí Thành đạo hiệu là Không Lộ, Viết Y đạo hiệu là Giác Hải, sau gặp sư Từ Đạo Hạnh người Yên Lãng cùng sang Tây Trúc học đạo đều thành.[35]

Tổ nghề Đông y Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2019, tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo, Hội Đông y tỉnh Ninh Bình và Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo hội thảo “Lý Triều Quốc sư – Thiền sư Nguyễn Minh Không với nền y học Việt Nam”, nhằm tri ân, tôn vinh ngài với vai trò là người Việt Nam đầu tiên (theo sử sách) chữa bệnh bằng thuốc Nam cho người dân và triều đình nhà Lý thế kỉ XI.[36] Hội thảo đã ra tuyên bố Thiền sư Nguyễn Minh Không là ông tổ của nghề Đông y Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý Quốc Sư http://74.125.155.132/search?q=cache:BWENohHaDbMJ:... http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/tim-lai-huy-h... http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/CHUA-NGHIA-XA-(... http://phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7... http://www.giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/... http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thua... http://tudien.daitangkinhvietnam.org/index.php?tit... http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/le-duc-tuong-tra... http://www.baohoabinh.com.vn/16/83755/Dau_an_le_ho... http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201312/nam-d...